Trạm Thú y các huyện, thị xã, thành phố

Gửi lúc: 13:24, Ngày: 30-03-2023
Địa chỉ:
Số Điện Thoại:
Email:

 Trạm Thú y thuộc Chi cục Chăn nuôi và Thú y đặt tại các huyện, thị xã, thành phố gồm:

 1. Trạm Thú y thành phố Lào Cai.

 2. Trạm Thú y thị xã Sa Pa.

Địa chỉ: 07, Lê Hồng Phong, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa.

 3. Trạm Thú y huyện Bảo Thắng.

Địa chỉ: Số 280, đường Cách mạng tháng Tám, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng.

 4. Trạm Thú y huyện Bảo Yên.

  Địa chỉ: Số nhà 142, đường Võ Nguyên Giáp, thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên.

 5. Trạm Thú y huyện Văn bàn.

Địa chỉ: Số nhà 57, đường Hoàng Liên, tổ 7, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn.

 6. Trạm Thú y huyện Mường khương.

 Địa chỉ: Số 400 đường Giải Phòng, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương.

 7. Trạm Thú y huyện Bát Xát.

Địa chỉ: Số 128, đường 156B, thôn An Thánh xã Quang Kim, huyện Bát Xát.

 8. Trạm Thú y huyện Bắc Hà.

Địa chỉ: Đường Nậm Sắt, Tổ dân phố Nậm Sắt 1, thị trấn Bắc Hà.

 9. Trạm Thú y huyện Si Ma cai.

Địa chỉ: Đường Tráng A Pao, TDP Hoàng Thu Phố, thị trấn Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai.

I. Chức năng Trạm Thú y:

 1. Có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại các huyện, thị xã, thành phố; thực hiện nhiệm vụ được giao trên địa bàn cấp huyện và phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc phòng kinh tế) giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y trên địa bàn cấp huyện.

 2. Các Trạm Thú y có trụ sở, con dấu, tài khoản và được cấp kinh phí để hoạt động theo quy định của pháp luật.

II. Nhiêm vụ của Trạm Thú y

 1. Đề xuất các biện pháp hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành pháp luật về thú y trên địa bàn cấp huyện và thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm có liên quan đến lĩnh vực thú y trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

 2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tham mư cho UBND cấp huyện xây dựng chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về công tác thú y trên địa bàn. Tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 3. Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: 

a) Tổ chức kiểm tra, phát hiện dịch bệnh động vật, thủy sản; báo cáo cấp trên và triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định;

b) Xây dựng kế hoạch tiêm phòng và triển khai kế hoạch tiêm phòng định kỳ, bổ sung và khẩn cấp khi có dịch xảy ra cho đàn vật nuổi đảm đúng tiến độ, kế hoạch được giao và theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; quyết toán vắc xin, vật tư hóa chất và quyết toán thu, nộp và quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y theo quy định của Luật ngân sách và hướng dẫn chuyên ngành khác;

c) Thực hiện công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; quản lý hành nghề thú y trên địa bàn cấp huyện, tổ chức thu, nộp quản lý phí, lệ phí trong lĩnh vực thú y theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và hướng dẫn chuyên ngành khác;

d) Tập huấn kỹ thuật, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, chế độ chính sách pháp luật về thú y cho nhân viên thú y cấp xã và các cơ sở có hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

đ) Báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện, cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh kết quả tổ chức, triển khai thực hiện công tác tiêm phòng; phòng, chống dịch bệnh động vật; công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;

e) Đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện công bố dịch bệnh động vật, công bố hết dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật;

g) Quản lý sử dụng nhận viên thú y cấp xã theo quy định và hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

 4. Phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã thực hiện các công việc sau: Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực thú y theo quy định; công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; xử lý tiêu hủy động vật; xử phạt vi phạm hành chính; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; vận động, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực thú y.

5. Chịu sử chỉ đạo, kiểm tra của Chủ tịch UBND tỉnh cấp huyện đối với nhiệm vụ sau: Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; công tác quản lý giết mổ động vật; quy hoạch xây dựng các cơ sở giết mổ động vật, cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm động vật; kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật; thống nhất nội dung công tác lĩnh cực thú y trên địa bàn; xác minh, giải trình các nội dung khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân liên quan đến công tác thú y trên địa bàn.

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được UBND huyện, thị xã, thành phố giao; Chi cục Chăn nuôi và Thú y ủy quyền.

Chi cục Chăn nuôi và thú ý lào cai

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển: Chi cục Chăn nuôi và Thú y là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành thú y từ Trung ương đến địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai ngày nay đã có quá trình ...
Xem tiếp

Chương trình công tác

  • Hỏi đáp
  • Chuyển đổi số