Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y thuộc thẩm quyền cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (gồm tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú y)
a) Trình tự các bước:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu cấp Chứng chỉ hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y; khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; buôn bán thuốc thú nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh Đối với cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y, nộp hồ sơ trước khi Chứng chỉ hành nghề hết hạn 30 ngày.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không cấp, gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
b) Thời gian giải quyết
Trực tiếp
Theo mô tả
– 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới – 03 ngày làm việc trong trường hợp gia hạn.
Dịch vụ bưu chính
Theo mô tả
– 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới – 03 ngày làm việc trong trường hợp gia hạn.
c) Phí, lệ phí: Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề thú y 50.000 đồng/CCHN.
d) Thành phần hồ sơ, số lượng 01 bộ:
– Đơn đăng ký cấp/gia hạn chứng chỉ hành nghề theo Phụ lục 3 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ;
– Giấy chứng nhận sức khỏe;
– 02 ảnh 4×6.
Đối với trường hợp cấp mới, nộp thêm:
Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân;
Lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Đối với người nước ngoài);
– Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp (trong trường hợp gia hạn);
đ) Yêu cầu, điều kiện: Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. Người hành nghề tiêm phòng cho động vật phải có chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp tỉnh cấp. – Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. – Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng trung cấp trở lên chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản. – Chứng chỉ hành nghề thú y về tiêm phòng, chẩn đoán, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y được sử dụng trong phạm vi cả nước. Cơ quan cấp Chứng chỉ hành nghề không ghi vào Mục địa Điểm hành nghề; – Chứng chỉ hành nghề thú y của người phụ trách kỹ thuật tại cơ sở phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật, buôn bán thuốc thú y được sử dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; – Người hành nghề phải có đạo đức nghề nghiệp; – Người hành nghề có đủ sức khỏe hành nghề.
e) Căn cứ pháp lý:
Luật Thú y Số: Luật 79/2015/QH13;
Quy định chi tiết một số điều của Luật thú y Số: 35/2016/NĐ-CP;
Thông tư 101/2020/TT-BTC Số: 101/2020/TT-BTC.
f) Mẫu đính kèm
Đơn đăng ký gia hạn https://dichvucong.laocai.gov.vn/tttl/10/giayto/2020_12/1607398533_Don_gia_han_Thu_Y.docx
Đơn đăng ký theo Phụ lục 3 Nghị định 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủhttps://dichvucong.laocai.gov.vn/tttl/10/giayto/2020_12/1607395773_Don_Thu_Y_-_CCHN.docx