DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRÊN ĐÀN VẬT NUÔI TRONG QUÝ I NĂM 2018

Gửi lúc: 13:26, Ngày: 10-01-2018

Quý I có nền nhiệt độ thấp, mưa phùn, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi cho những loại vi rút, vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Cùng với tổng đàn gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết Nguyên đán lớn, việc vận chuyển, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, tái đàn sau tết… có nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm đối với vật nuôi như: Lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch tả lợn, bệnh đường tiêu hóa…) và bùng phát thành các ổ dịch ở khu vực có mật độ chăn nuôi tập trung.
Vì vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, người chăn nuôi cần áp dụng các biện pháp sau:
– Chăn sóc nuôi dưỡng: Áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, cho ăn, uống đầy đủ, khẩu phần ăn cân đối đủ chất dinh dưỡng, nuôi nhốt đúng mật độ và bổ sung thêm các vitamin, chất bổ trợ để tằng cường, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

– Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, giữ nền chuồng luôn khô ráo. Che chắn chuồng trại, tránh gió lùa, hạn chế người ra, vào khu vực chăn nuôi. Định kỳ phun hóa chất khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi bằng Benkocid, Iodine… theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc có thể dùng vôi bột để khử trùng.
– Tiêm phòng vắc xin:
+ Trâu, bò, dê: Tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng.
+ Lợn: Tiêm phòng với bệnh Dịch tả, Tụ huyết trùng, Tai xanh.
+ Gia cầm: Tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm.
Ngoài các loại vắc xin được Nhà nước hỗ trợ, người chăn nuôi chủ động mua vắc xin để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Khi tái đàn chỉ mua con giống khoẻ mạnh, có nguồn gốc rõ dàng, đảm bảo chất lượng, thực hiện nuôi cách lý ít nhất 07 ngày để theo dõi dịch bệnh trước khi cho nhập đàn.
– Thường xuyên quan sát, kiểm tra đàn vật nuôi, khi thấy có hiện tượng bất thường cần tách riêng để theo dõi, điều trị. Khai báo ngay với Trưởng thôn, Thú y viên, UBND xã, phường hoặc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện/TP khi thấy đàn vật nuôi có hiện tượng ốm, chết. Không bán chạy, không vứt xác động vật chết ra môi trường làm lây lan, phát tán mầm bệnh, gây ô nhiễm môi trường. Thường xuyên quan sát, theo dõi và điều trị kịp thời những bệnh đường tiêu hóa./.

Nguyễn Công Bính – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai

Chi cục Chăn nuôi và thú ý lào cai

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển: Chi cục Chăn nuôi và Thú y là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành thú y từ Trung ương đến địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai ngày nay đã có quá trình ...
Xem tiếp

Chương trình công tác

  • Hỏi đáp
  • Chuyển đổi số