Nhận biết và biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm A H5N6

Gửi lúc: 10:23, Ngày: 10-09-2015

Trong những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng 9 năm 2015 tại  5 hộ của 2 xã Xuân Quang và xã Xuân Giao của huyện Bảo Thắng  đã  xảy ra dịch cúm gia cầm  do chủng vi rút A ( H5N6) gây ra làm 5.561 con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy. Để  nhận biết và tăng cường thực hiện các biện pháp  phòng chống bệnh có hiệu quả, Chi cục Thú y Lào Cai giới thiệu Cách nhận biết và các biện pháp phòng chống bệnh cúm gia cầm A(H5N6).

 IMG_0452 - Copy
gà mắc cúm gia cầm

– Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút cúm A (H5N6) gây ra. Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim nuôi, chim hoang dã… đều có thể mắc bệnh

– Cúm gia cầm có thể làm cho gia cầm chết đột ngột, hàng loạt và lây lan nhanh.  Bệnh có thể lây sang người và một số loài thú và gây tử vong. 

1. Đặc điểm của vi rút cúm gia cầm:

– Vi rút có thể sống trong phân gia cầm, nước, đất… từ 2 đến 4 tuần., Vi rút chết ở 700C trở lên., và có thể sống trong nhiệt độ lạnh (tủ lạnh, tủ đá) hàng tháng. 

2. Cách  lây lan bệnh cúm :

–  Lây trực tiếp thông qua tiếp xúc : Gia cầm khỏe tiếp xúc với gia cầm, chim hoang dã hoặc xác chết có chứa  vi rút cúm.

–  Lây gián tiếp: Do gia cầm khỏe tiếp súc  với phân, chất độn chuồng , lông gia cầm; phương tiện vận chuyển,  nguồn nước bị nhiễm vi rút hoặc  do con người sử dụng công cụ  lao động mang từ nơi có bệnh về. Hoặc có thể nhiễm bệnh từ gia cầm mới mua về từ các vùng khác có dịch, cũng có thể lây bệnh từ lông, phân của chim hoang có chứa vi rút

         – Thức ăn bị nhiễm vi rút. 

3. Những triệu chứng thường gặp khi gia cầm bị cúm: 

–  Gia cầm chết đột ngột, hàng loạt không có biểu hiện triệu chứng. 

–  Gia cầm có thể có một số triệu chứng sau:

+ Gia cầm, đứng tụm với nhau, lông xù, uể oải, ít đi lại, đầu gật gù, gục xuống đất, biếng ăn, chảy nước mắt, nước dãi ;  Khó thở; Mào, tích tím tái, phù đầu mặt và có thể có xuất huyết ở những chỗ da không có lông, đặc biệt là chân; Ỉa chảy;

+ Gà mái giảm đẻ, đẻ trứng non, vỡ trứng

+ Có thể biểu hiện thể thần kinh  như đi vòng quanh,  vẹo cổ…

4. Cách phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang gia cầm:

Để bảo vệ an toàn đàn gia cầm, người chăn nuôi cần thực hiện đồng bộ những yêu cầu sau đây:

– Nuôi nhốt gia cầm trong chuồng hoặc  thả trong khu vực có rào bao quanh.

–  Không nên nhốt chung  nhiều loại gia cầm với nhau.

– Chỉ mua gia cầm giống từ cơ sở có giấy chứng nhận đã kiểm dịch. Nhốt riêng (Cách ly) gia cầm mới mua ít nhất hai tuần.

– Khi thấy gia cầm ốm, báo cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn, không chữa cho gia cầm ốm nghi cúm gia cầm

– Khi có chim hoang dã bị chết ở khu vực nuôi gia cầm, cần đeo khẩu trang và găng tay để cho vào túi nilon, đồng thời báo cho cán bộ thú y hoặc trưởng thôn.

– Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm.

– Không buôn, bán, vận chuyển gia cầm  trong vùng đang có dịch bệnh hoặc chưa được kiểm dịch của cơ quan thú y.

– Hàng ngày vệ sinh chồng trại và khu vực nuôi thả (quét dọn phân, lông, chất thải gia cầm…), sau đó đem đốt hoặc chôn. Hàng tuần rửa sạch và khử trùng dụng cụ chăn nuôi, khử trùng chuồng trại bằng vôi bột…

– Nuôi dưỡng tốt gia cầm: Tăng khẩu phần dinh dưỡng cho đàn gia cầm, cho gia cầm uống nước sạch.

– Tiêm phòng cho gia cầm: Tiêm vác xin phòng cúm cho gia cầm. 

6. Khi có dịch cúm gia cầm trong vùng ta phải làm như sau:

– Phải báo cáo ngay cho trưởng thôn, cán bộ thú y khi có gia cầm ốm, chết.

– Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

– Xử lý gia cầm chết theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

– Tiêu độc, khử trùng chuồng trại và các phương tiện vận chuyển bằng hóa chất sát trùng  như: Benkocid, Iocid, cloraminT, vôi bột…

– Vệ sinh sạch sẽ giầy, dép, dụng cụ chăn nuôi, lốp xe, bánh xe khi đi ra khỏi nơi nuôi nhốt gia cầm.

– Rửa tay bằng xà phòng và thay quần áo sau khi tiếp xúc với gia cầm. /.

Chi cục Chăn nuôi và thú ý lào cai

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển: Chi cục Chăn nuôi và Thú y là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành thú y từ Trung ương đến địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai ngày nay đã có quá trình ...
Xem tiếp

Chương trình công tác

  • Hỏi đáp
  • Chuyển đổi số