TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHĂN NUÔI THÁNG 8/2016

Gửi lúc: 8:09, Ngày: 07-09-2016

TÌNH HÌNH CHUNG  (mới cập nhật)

Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi cả nước trong tháng 8/2016 phát triển ổn định, đàn lợn tiếp tục được duy trì do giá thịt lợn hơi tăng nhẹ, chi phí thức ăn chăn nuôi giảm, người chăn nuôi có lãi nhất là khu vực chăn nuôi gia trại và trang trại. Đàn gia cầm cả nước phát triển tương đối thuận lợi, giá thịt gia cầm hơi ổn định, dịch bệnh xảy ra không nhiều. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, tổng số trâu cả nước tháng 8 bằng khoảng 99%, so cùng kỳ năm trước; tổng số bò tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó đàn bò sữa tăng khá từ 10-15% so cùng kỳ; Tổng số lợn cả nước tháng 8 năm 2016 tăng khoảng 3,5 – 4% so với cùng kỳ năm 2015; Tổng số gia cầm của cả nước tháng 8 năm 2016 tăng khoảng 4,5- 5% so với cùng kỳ năm 2015.

Chăn nuôi trâu, bò: Chăn nuôi trâu, bò phát triển ổn định. Theo ước tính của TCTK, so với cùng kỳ năm trước, tổng số trâu cả nước tháng 8 giảm không đáng kể (giảm 1%); tổng số bò tăng khoảng 2%, trong đó đàn bò sữa tăng khá từ 10-15%.

Chăn nuôi lợn: Chăn nuôi theo mô hình gia trại và trang trại phát triển tốt, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi, đàn lợn tiếp tục được duy trì ở mức ổn định do giá thịt lợn hơi tăng nhẹ, chi phí thức ăn chăn nuôi giảm. Theo ước tính của TCTK, tổng số lợn cả nước tháng 8 năm 2016 tăng 3,5 – 4% so với cùng kỳ năm 2015.

Chăn nuôi gia cầm: Đàn gia cầm cả nước phát triển tương đối thuận lợi giá thịt gia cầm hơi ổn định, dịch bệnh xảy ra không nhiều. Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tháng 8 tăng khoảng 4,5- 5% so với cùng kỳ năm 2015.

THANG 8.2016

Dịch bệnh: Theo Cục Thú y, tính đến thời điểm 31/08/2016, tình hình dịch bệnh trong cả nước diễn biến như sau:

1. Dịch Cúm gia cầm

Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
02 ổ dịch Cúm gia cầm tại xã Nghi Văn và xã Nghi Công Nam Nghi Lộc Tỉnh Nghệ An đã qua 21 ngày.
Tỉnh Nghệ An: Hiện tại còn 02 ổ dịch Cúm gia cầm H5N1 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
– Tại Thành phố Vinh: 01 ổ dịch Cúm gia cầm tại xã Nghi Kim đã qua 18 ngày không phát sinh ổ dịch mới;
– Tại huyện Yên Thành: 01 ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra tại xã Vĩnh Thành, chưa qua 21 ngày;
Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch Cúm gia cầm xảy ra: 01 ổ dịch tại xã Nghi Kim thuộc Thành phố Vinh và 01 ổ dịch tại xã Vĩnh Thành thuộc huyện Yên Thành của tỉnh Nghệ An chưa qua 21 ngày.
2. Dịch Lở mồm long móng gia súc
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM.
3. Dịch Tai xanh trên lợn
Trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương.
Tỉnh Hậu Giang: Có 02 ổ dịch Tai xanh trên lợn thuộc huyện Châu Thành A gồm: 01 ổ dịch tại xã Tân Hòa (đã qua 18 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh) và 01 ổ dịch tại xã Trường Long Tây (đã qua 13 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh).
Hiện nay, cả nước có 02 ổ dịch Tai xanh trên lợn xảy ra tại 02 xã Tân Hòa và xã Trường Long Tây thuộc huyện Châu Thành A của tỉnh Hậu Giang chưa qua 21 ngày.
 4. Nhận định tình hình
Dịch Cúm gia cầm: Do diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng vi rút cúm có thể lây sang người như vi rút H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Dịch LMLM: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Dịch lợn tai xanh: Các địa phương cơ bản vẫn khống chế được dịch Tai xanh trên lợn. Tuy nhiên, có thể vi rút vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến đàn gia súc nuôi, nên trong thời gian tới dịch có thể xuất hiện và gây ra các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh có dịch cũ. Các địa phương cần tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các qui định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn.
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 262/TY-DT ngày 22/02/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CHĂN NUÔI

Theo báo cáo của các địa phương, trong những ngày cuối tháng 8/2016, thương lái lại tiếp tục việc thu mua lợn mỡ để xuất bán. Tuy nhiên, giá không biến động tăng mạnh như đỉnh điểm tháng 3-4/2016 mà chỉ dao động 43.000 – 47.000 đ/kg. Tại các tỉnh ĐBSCL, giá thu mua lợn hơi tại trại đã tăng khoảng 500 đ/kg so với đầu tháng 8/2016, lên mức 46.000 đ/kg. Tại Đồng Nai, hiện giá lợn hơi bán tại trại có giá từ 42.000 – 44.000 đ/kg, tăng 2.000 đ/kg so với đầu tháng 8/2016 do lượng thu mua tăng để xuất đi Trung Quốc. Tuy nhiên, các chủ trại chăn nuôi không quá lạc quan vì việc thu mua này chỉ mới khởi sắc trong khoảng 1 tuần trở lại đây, lại thay đổi quá thất thường trong khi sức tiêu thụ của thị trường nội địa vẫn khá chậm. Cùng chiều với giá lợn hơi, giá một số loại gia cầm hiện đang có xu hướng tăng nhẹ so với hồi đầu tháng nhờ nhu cầu tiêu thụ tăng. Cụ thể, giá thu mua gà ta tại Đồng Nai đã tăng 1.000 – 2.000 đ/kg, lên mức 67.000 đ/kg; gà trống ta hơi tại chợ Hà Vĩ (bán buôn) tăng 5.000 đ/kg, hiện đạt 95.000 đ/kg. Hiện nay, giá thu mua gà công nghiệp cũng đang tăng nhẹ so với hồi đầu tháng. Theo đó, giá thu mua gà công nghiệp lông trắng tại Đồng Nai hiện đạt 24.000 đ/kg, tăng 2.000 đ/kg; tại Vĩnh Long giá 23.000 đ/kg, tăng 1.000 – 4.000 đ/kg.

Biểu đồ. Diễn biến giá lợn, gà và vịt hơi (giá tại trại) tại các tỉnh phía Nam

Xem chi tiết tại: http://channuoivietnam.com/bieu-2/

TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 8/2016 đạt 696 nghìn tấn với giá trị đạt 150 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu lúa mì 8 tháng đầu năm 2016 đạt 2,59 triệu tấn với giá trị đạt 557 triệu USD, tăng 72,4% về khối lượng và tăng 38,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 6 tháng đầu năm 2016 là Úc, chiếm tới 50,8% thị phần và tăng khoảng 20,7% về khối lượng và tăng 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Tiếp theo là Brazil chiếm 15,7% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này, với tổng khối lượng nhập khẩu đạt 333,6 nghìn tấn và 63,76 triệu USD, tăng 8,4% về khối lượng nhưng giảm 13,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Thị trường có giá trị giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2015 là thị trường Canada (giảm tới 76,7% về khối lượng và giảm 77% về giá trị).

Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu ước tính trong tháng 8/2016 ước đạt 284 triệu USD, nâng tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 8 tháng đầu năm 2016 đạt 2,1 tỷ USD, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2015. Ba thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 7 tháng đầu năm 2016 là Achentina, Hoa Kỳ và Trung Quốc, chiếm thị phần lần lượt là 45,3%, 11% và 9,3%. Các thi ̣trường có giá tri ̣tăng mạnh là Áo (tăng 60,5%), TVQ Arap Thống Nhất (tăng 60%), Trung Quốc (tăng 39,9%), Indonesia (tăng 15,1%), Achentina (tăng 7,5%) và Đài Loan (tăng 3,7%). Các thị trường còn lại đều có giá trị nhập khẩu giảm mạnh là Hoa Kỳ (34,7%), Brazil (giảm 56,5%), Thái Lan (33,9%), Ấn Độ (30,1%).

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 8/2016 đạt 62 nghìn tấn với giá trị 29 triệu USD, đưa tổng khối lượng đậu tương nhập khẩu 8 tháng đầu năm 2016 đạt 943 nghìn tấn với giá trị đạt 391 triệu USD, giảm 19,9% về khối lượng và giảm 27,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 8/2016 đạt 390 nghìn tấn với giá trị đạt 80 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu ngô 8 tháng đầu năm 2016 đạt 4,2 triệu tấn với giá trị đạt 822 triệu USD, giảm 2% về khối lượng và giảm 14,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm 2016, Braxin và Achentina là hai thị trường nhập khẩu chính của mặt hàng này, chiếm lần lươṭ là 53,9% và 36,4% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng. Thi ̣trường có giá tri ̣tăng mạnh so vớ i cùng kỳ năm 2015 là thị trường Lào tăng 2,1% về khối lượng và tăng 26,1% về giá trị. Thị trường có giá trị giảm mạnh là Ấn Độ, giảm tới 99,5% về khối lượng và giảm 94,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Sắn và các sản phẩm từ sắn XK: Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 8 năm 2016 ước đạt 314 nghìn tấn với giá trị đạt 87 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các phẩm từ sắn 8 tháng đầu năm đạt 2,6 triệu tấn và 700 triệu USD, giảm 14,5% về khối lượng và giảm 25,5% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính trong 7 tháng đầu năm 2016 chiếm tớ i 85,7% thị phần, giảm 21% về khối lượng và giảm 31,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 7 tháng đầu năm 2016, giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam hầu hết đều giảm ngoại trừ thị trường Malaysia có giá trị tăng (15,1%) so với cùng kỳ năm 2015.

Nguồn tin: http://channuoivietnam.com

Chi cục Chăn nuôi và thú ý lào cai

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển: Chi cục Chăn nuôi và Thú y là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành thú y từ Trung ương đến địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai ngày nay đã có quá trình ...
Xem tiếp

Chương trình công tác

  • Hỏi đáp
  • Chuyển đổi số