Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng an toàn gắn với bảo vệ môi trường

Gửi lúc: 7:51, Ngày: 24-08-2016

Trong vài năm trở lại đây chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã chiếm tầm quan trọng rất lớn trong phát triển kinh tế hộ gia đình, nhiều hộ gia đình đã làm giầu từ nghề chăn nuôi lợn. Tuy nhiên chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh còn mang tính chất nhỏ lẻ, năng suất thấp, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, không tự sản xuất được thức ăn, con giống phải phụ thuộc vào các tỉnh miền xuôi, hệ thống chuồng trại chăn nuôi còn mất vệ sinh ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm. Lợn thịt luôn chịu sự tác động của giá cả thị trường lên, xuống thất thường, thiếu sự liên kết giữa người chăn nuôi và người thu mua sản phẩm sức cạnh tranh yếu. Do đó thiếu sự bền vững. Để chăn nuôi lợn thực sự là “nghề” đem lại hiệu quả kinh tế và là nghề thu nhập chính trong thời gian tới người chăn nuôi phải có những thay đổi về phương thức, cách thức chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi theo hướng an toàn có định hướng thị trường đồng thời phải gắn với việc bảo vệ môi trường.

IMG_1018

Chăn nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học 

Trước tiên người chăn nuôi phải áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học nghĩa là: Người chăn nuôi áp dụng đầy đủ và đồng bộ các giải pháp kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, nhằm phòng ngừa sự tấn công, gây hại của các yếu tố gây bệnh đối với đàn vật nuôi thông qua các khâu chọn giống, thức ăn, nước uống, vệ sinh chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, phòng bệnh, quản lý xuất – nhập và tiêu thụ sản phẩm, làm cho các yếu tố gây bệnh không có cơ hội xâm nhập và tấn công gây hại cho vật nuôi. Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học người chăn nuôi rất dễ thực hiện và không tốn kém mà đem lại hiệu quả cao.

Thứ hai người chăn nuôi có thể tham khảo áp dụng một số phương pháp chăn nuôi mới mà các địa phương khác đang áp dụng rất thành công như chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học thay vì nuôi lợn trên chuồng sàn hoặc chuồng xi-măng kết hợp với hầm biogas đã được đánh giá là phương pháp tối ưu, thì nay chỉ cần nuôi lợn trên đệm lót. Thành phần của đệm lót có thể dùng mùn cưa, vỏ bào của các loại gỗ không độc (sẵn có tại địa phương) và chộn đều dung dịch được pha chế từ chế phẩm sinh học có tên Balaza N01. Đệm lót có chứa một quần thể vi sinh vật có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ nên có thể phân giải tốt phân và nước tiểu. Các vi sinh vật có lợi trong đệm lót giúp hạn chế một số bệnh liên quan đến hô hấp, tụ huyết trùng, phó thương hàn ở lợn và thúc đẩy nhanh sự tiêu hóa. Đặc biệt là bệnh ho ở lợn giảm đến 90%. Tuy nhiên, vẫn tuân thủ quy định tiêm phòng bắt buộc đối với các bệnh nguy hiểm như dịch tả, lở mồm long móng, tai xanh nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn lợn. Với quy trình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học, lợn được vận động nhiều, thịt chắc khỏe, tỷ lệ nạc cao, có màu sắc đẹp, có mùi vị thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp chăn nuôi bằng thức ăn ủ men vi sinh NN1 của trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu và sản xuất. Theo kết quả đánh giá lợn nuôi bằng thức ăn ủ men giúp lợn tăng trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh. Sử dụng thức ăn ủ men cũng sẽ giảm được chi phí thức ăn, cụ thể giảm khoảng 20%, con vật khoẻ, sức đề kháng tốt nên giảm được tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường ruột. Khi sử dụng thức ăn ủ men chuồng trại luôn sạch sẽ, ít mùi hôi. 

Một phương pháp chăn nuôi khá thành công nữa trong thời gian gần đây là sử dụng “Thức ăn sinh học chứa  thảo dược” cám thảo dược hoàn chỉnh gồm: Bột đậu tương, ngô hạt, mật mía, muối, cám gạo và thảo dược các loại. Giá cám thảo dược thấp hơn giá cám công nghiệp trên thị trường. Lợn nuôi bằng cám này cho ra sản phẩm thịt tươi, ngon, rắn chắc, ít mỡ, khi xào nấu ít chảy nước. Phân lợn không bốc mùi hôi thối, độ ô nhiễm môi trường giảm được 60% đến 65% so với cám công nghiệp.

          Mặt khác người chăn nuôi luôn bị áp đặt giá khi bán sản phẩm chăn nuôi. Được sự tài trợ của tổ chức Oxfam Novib Sở Nông nghiệp và PTNTđã phối hợp với UBND xã Xuân Quang huyện Bảo Thắng và UBND xã Bảo Nhai huyện Bắc Hà tổ chức triển khai “Thí điểm nâng cấp chuỗi giá trị lợn trắng có sự tham gia của người sản xuất quy mô nhỏ và bình đẳng giới tại lào Cai” nằm trong chương trình dự án này sẽ thành lập những tổ nhóm những người có cùng sở thích chăn nuôi lợn gắn kết lại với nhau. Tổ chức hội nghị tập huấn cho các tổ nhóm liên kết thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm giữa người chăn nuôi và các doanh nghiệp thu mua lợn làm thực phẩm nhằm đẩy mạnh ổn định giá cả đầu ra cũng như nâng cao chất lượng thịt lợn bán ra thị trường.

          Trước những áp lực về gia nhập TPP và AEC trong thời gian tới việc nhập khẩu thịt gia súc, gia cầm theo nhận định sẽ tăng cao giá cả rẻ hơn các sản phẩm chăn nuôi trong nước  thì lại càng đòi hỏi người chăn nuôi phải đổi mới phương thức, hình thức chăn nuôi mới có thể cạnh tranh được với các thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vì vậy chăn nuôi theo hướng an toàn có định hướng thị trường đồng thời phải gắn với việc bảo vệ môi trường trong thời gian tới sẽ được đặt lên hàng đầu nếu không sẽ không thể cạnh tranh được với các thực phẩm nhập khẩu từ bên ngoài./.

                                                                                                                         Nguyễn Đình Tâm Chi cục Thú y Lào Cai

Chi cục Chăn nuôi và thú ý lào cai

Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển: Chi cục Chăn nuôi và Thú y là cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, đồng thời là tổ chức thuộc hệ thống chuyên ngành thú y từ Trung ương đến địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Lào Cai ngày nay đã có quá trình ...
Xem tiếp

Chương trình công tác

  • Hỏi đáp
  • Chuyển đổi số